Tin trong ngày
 
 
Kệ đa năng cho nhà bạn
Trong phòng khách, không chỉ là nơi đặt TV, kệ còn là nơi để bạn bày biện các đồ trang trí, đặt sách báo. Lắp kệ tường ngoài việc tiết kiệm diện tích còn giúp gia chủ thể hiện gu thẩm mỹ của mình. Tham khảo các mẫu mới dưới đây.
 

Số 655, Đường Phúc Diá»…n.  
Xuân PhÆ°Æ¡ng Từ Liêm Hà Ná»™i.
Tel  : 04.3.7634908.
Fax : 04.3.7634909.
Hotline :  - 0975999991.
              - 0989062001.


Counter : 223837   Online: : 9

   Nghệ thuật xếp đặt trong thiết kế triá»…n lãm

Mối quan hệ hoạt động làm nảy sinh ra mô hình không gian.

Phạm vi nội thất là sự xắp xếp dựa trên cơ sở của những tính toán cân nhắc của hiện trường, các hình dạng của sản phẩm sẽ là sự khởi đầu cho sự phát triển. Khi giải quyết với các gian hàng có sẵn không gian thường cung cấp những đầu mối để họ có thể sử dụng tốt nhất. Việc tổ chức trong một không gian xác định là sự vận động bên trong để chia ra những thành phần cố định. Trong một số không gian có thể được coi như là đã có sự xắp đặt, trong khi những các khác thì không như vậy,một số cần đòi hỏi thêm về ánh sáng ..thêm sản phẩm. Nhưng cái chính là nó phải phù hợp với không gian . Trước những tính chất hoạt động và phân tích không gian, bắt đầu làm cho không gian hợp lý, có yêu cầu đặc biệt của mỗi hoạt động mang phong cách riêng của không gian,thiết kế từng phần và sử dụng dần, tuyển chọn và hoàn thành việc xắp xếp, và chiếu sánh cả 3 chiều không gian có giới hạn rõ ràng, những khu vực này sẽ tạo thành hình dáng không gian và phải đáp ứng cả hai vấn đề chức năng và tiêu chuẩn thẩm mỹ.
Nói chung tuỳ theo việc sủ dụng không gian có sẵn có cách bố chí mặt bằng có thể chia thành hai dạng : dạng thứ nhất đưa ra sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động và cách bố trí, cách này được coi là không gian phù hợp nhất đòi hỏi đấy đủ chức năng. Bởi vì một sự phối hợp chặt chẽ sẽ dẫn đến phù hợp với các nhu cầu khác nhau, nó thật sự quan trong khi thiết kế đã quan tâm đầy đủ tới các mục đích sử dụng. Một sự phối hợp chặt chẽ thường dùng hình mẫu hoạc các khối trưng bày đơn lẻ tạo thành, có thể phù hợp với nhau theo nhiều cách để chở thành một thể thống nhất .
Sử dụng có hiệu quả cấu trúc không gian, sự xắp đặt linh hoạt những hình mẫu đồ đạc có thể dùng làm phân chia không gian .
Để đạt tới sự hoàn hảo, bố trí phối hợp chặt chẽ có thể tạo thêm phấn mở rộng của không gian trưng bày; dạng thứ hai thông dụng hơn ,cách bố trí này đưa ra sự phóng khoáng giữa chức năng và không gian. Sự phóng khoáng phù hợp với việc bố trí là điều mong muốn vì nó đem lại sự linh hoạt và đa năng.

Ví dụ:

Mặt bằng khối trưng bày sản phẩm đồ dùngnội thất. Sự thích hợp linh động đem lại nhiều tình huống khác nhau..
Ví dụ: chứng minh cho sự linh hoạt có nhiều sự thay đổi. Nhận thức thị giác của chúng ta về hình dáng bên ngoài, từ kích thước, màu sắc, ảnh hưởng của các vật có được là do bối cảnh xung quanh và những liên hệ mà chúng ta có thể nhận thấy ,giũa vật này và khung cảnh của chúng .
Mặt bằng trưng bày sử dụng đường và điểm.

Điểm và đường bố cục cho không gian trưng bày. Điểm là sự xuất phát của các hình thức, điểm di chuyển nó để lại nhiều đường, là chiều đầu tiên, cũng như khi đường dịch chuyển tạo ra hướng, nó tạo thành một mặt phẳng ảo là yếu tố thứ hai. Một điểm đánh dấu một vị trí trong không gian, điểm là tĩnh tại vô hướng, là một yếu tố bắt nguồn của hình thức . tại trung tâm một từ trường hay không gian ,một điểm đươc ổn định ở trạng thái tĩnh ,nó có ảnh hưởng xắp xếp lại trật tự các yếu tố xung quanh nó khi rời khỏi trọng tâm nó vân duy trì vị trí đó nhưng chở nên năng động hơn. Căng thẳng thị giác tạo ra giữa điểm và khu vực cua nó ,điểm phat sinh như một đường tron hay một khối cầu tự bản thân nó đã là điểm trung tâm.
Với cách bày trí sử dụng điểm và đường trong không gian này ,tác giả đã không ngần ngại đặt các mẫu thời trang như sử dụng các điểm ,vì mỗi điểm là một điểm nhấn ,là tự bản thân nó là trọng tâm , màu sắc và ánh sáng chiếm phần quan trọng không gian này ,cách sử dụng ánh sáng cũng được lặp lại với đường và điểm hiệu quả của ánh sáng là tạo nên sự tương phản với một màu sáng trắng đẩy các điểm lên thành mảng ,tạo nên một điểm nhấn lớn
Thành công trong thiết kế này là đã đưa đươc ý đồ của sản phẩm lên đúng với giá trị của no, từ cách bày trí đã kéo sự thu hút của khách tham quan .

Một số ví dụ

Dẫn chứng thực tế:

Điều khó nhất đối với từng hãng xe hơi trong các triển lãm quốc tế là với những nơi diễn ra triển lãm khác nhau trên thế giới, mặt bằng gian hàng trưng bày sẽ khác nhau, nhưng phong cách thiết kế gian hàng và thông điệp thương hiệu vẫn phải luôn kiên định, nhất quán với một tiêu chuẩn tòan cầu của hãng. Và Toyota đã làm được điều này. Đây cũng là thông điệp chính của Toyota: thời gian sẽ trôi qua, mọi việc có thể thay đổi, nhưng Toyota luôn kiên định với mục tiêu của chính mình: khách hàng là trên hết, luôn làm khách hàng thỏai mái, chia sẽ kinh nghiệm và tạo cho khách hàng sự thư giãn với những sản phẩm của mình.
Các gian hàng của Toyota bất kỳ ở triển lãm nào bao giờ cũng được thiết kế xung quanh một điểm nhấn. Tại điểm nhấn đó thường được trưng bày những chiếc xe hơi mới nhất, đặc biệt nhất, là nơi có những show diễn ấn tượng gây được sự chú ý của đông đảo khách tham quan. Cụ thể như các triển lãm tại Thượng Hải, Tokyo hay Đài Bắc, chiếc thể thao hybrid CS&S (màu trắng) và chiếc sử dụng pin nhiên liệu Fine-N (màu xanh) nằm trên hai sàn quay, phía sau là một màn hình lớn thể hiện những hình ảnh giới thiệu về những chiếc xe được trưng bày. Đặc biệt, màn hình này có thể tách làm hai, và các show diễn bắt đầu được thực hiện như với chiếc xe cá nhân PM nhỏ nhắn xinh xắn. Các vách ngăn và sàn nhà được chọn gam màu sáng, kết hợp với hệ thống chíêu sáng đặc biệt (có khả năng thay đổi màu) làm hình ảnh chiếc xe được trưng bày càng trở nên lung linh, quyến rũ bởi những chấm sáng, vệt sáng chạy dài trên thân xe, trên kính xe. Tại các gian hàng, Toyota luôn thể hiện hai màu đặc trưng của mình: đỏ và trắng. Màu đỏ được thể hiện qua những đôn hoa đỏ rực rỡ, dòng chữ Toyota cũng màu đỏ. Phòng tiếp khách được trang bị những chiếc ghế xinh xắn có màu trắng, đỏ tạo ra một không gian đầm ấm và thân mật cho những khách tham quan. Các nhân viên cũng trong trang phục được thiết kế với hai màu đỏ, trắng.
Một tiêu chuẩn mang tính tòan cầu nữa là gian hàng của Toyota luôn kết hợp hài hòa những điều tưởng như đối nghịch như xe trên sàn quay và xe đứng yên, mảng sáng và tối, tính truyền thống và hiện đại, ước mơ và hiện thực tạo cho khách tham quan có cảm giác như không gian và thời gian đang nở rộng. Những gian hàng như vậy, dù tại nhiều cuộc triển lãm ô tô trên thế giới nhưng điều mang những nét chung và xuyên suốt.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Trong đối thoại thường ngày khi chúng ta bảo “it happened by design” (nó xãy ra là do cố ý) là chúng ta đang ám chỉ đến điều được dự kiến trước và không thể xãy ra do tình cờ. Ai làm điều gì phải lên kế hoạch, nhưng với họa sĩ hay nhà thiết kế thì họ lại lên kế hoạch sắp đặt các chi tiết để tạo nên một mô hình thị giác. Tùy lĩnh vực, các “yếu tố” này khác nhau ở mọi mặt, từ các biểu tượng mô tả cho đến các chữ viết, các phông kịch trường, tô chén, đồ đạt, cửa ngõ; nhưng cuối cùng điều gặp nhau ở cách tổ chức thị giác. Nghệ thuật, cũng như các nghành nghề khác, liên quan đến việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề này. Tuy nhiên, nghệ thuật đi tìm kiếm các cách giải quyết thị giác trong một quá trình được mệnh danh là thiết kế.
Nghệ thuật là lĩnh vực “sáng tạo”, không có đáp án áp đặt nào cho các vấn đề. Sự biến đổi vô tận trong các cách lý giải và ứng dụng của từng cá nhân đều có thể xảy ra. Trong nghệ thuật, các vấn đề đều có đặt trưng và sự phức tạp riêng, tạo ra nhiều hình thức. Các họa sĩ hay các điêu khắc gia thường tự tạo ra các vấn đề và hướng đi mà bản thân họ muốn khai phá. Những nhà tạo dáng công nghiệp, đồ họa hay kiến trúc sư thường được giao nhận các vấn đề đi kèm với những sự lựa chọn rất cụ thể và các hạn định rõ ràng. Các sinh viên mỹ thuật cũng thường nằm trong khuôn khổ này – họ thể hiện một loạt các bài tập do giáo viên giao với các giới hạn đòi hỏi phải xử lý theo các cách cụ thể nào đó. Tuy nhiên, toàn bộ các vấn đề về nghệ thuật hay thị giác đều giống nhau ở sự khao khát tìm kiếm giải pháp sáng tạo.
Mỹ thuật công nghiệp không nghiêng về khai thác cái nội tâm như mỹ thuật tạo hình. Điều thú vị ở chỗ là nó vừa là lĩnh vực nghệ thuật nhưng vừa mang tinh thần của thương mại. Và sự thành công của một tác phẩm mỹ thuật công nghiệp phải được đa số hay một nhóm đối tượng được phục vụ quyết định.
Và nghệ thuật thiết kế triển lãm cũng vậy, nó là thành phần của mỹ thuật công nghiệp kết hợp với nghệ thuật kiến trúc. Vì vậy nó đòi hỏi nhà thiết kế phải là những người rất tài năng trong việc vừa sáng tạo nghệ thuật vừa ứng dụng một cách khoa học trong thực tế.
Đây là lọai hình nghệ thuật và cũng là loại hình tiếp thị. Đó là nhu cầu quảng bá kết hợp nhu cầu thưởng ngọan trong một không gian và thời gian nhất định.
Với tư liệu và thời gian giới hạn, bài nghiên cứu này đã phân tích và đánh giá tổng quát về khái niệm triển lãm và công việc thiết kế triển lãm hiện nay ở Việt Nam và nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không dừng tại đây, bài nghiên cứu đã mở ra một tầm nhìn mới, hay một dự báo về sự phát triển của lọai hình này trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

  • Design basics – tác giả David A. Lauer.
  • Exhibition Design – teNeues book.
  • Tạp chí nghệ thuật nhiếp ảnh hằng năm “Communication Arts”.
  • Tạp chí “étapes”.
  • www.vnvisualart.com
  • www.nyartsmagazine.com
  • www.teNeues.de
    …và một số tư liệu thu thập từ thực tế, sách báo và internet.

Chuyên đề Triển lãm của Bế Anh Nhất – Khóa M2000



Quay lại  

  Trang chủ | Tin tức | Sản phẩm | Liên hệ

Copyright 2006 © NewIdeas. All rights reserved. Terms of use | Privacy Policy
Design to Vtechcom.net